Dựa vào ưu nhược điểm của từng kiểu bố trí động cơ, các hãng xe chọn kiểu bố trí phù hợp mục đích sử dụng.
Theo thông thường sẽ có 2 kiểu bố trí động cơ phổ biến: Động cơ đặt trước ghế lái và đặt sau ghế lái. Mỗi kiểu đặt động cơ này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, độ phức tạp, sự phân bổ trọng lực. Tùy theo mục đích của nhà sản xuất, các mẫu xe có kiểu bố trí động cơ khác nhau.
1. Kiểu bố trí động cơ đặt trước ghế lái
Cách bố trí động cơ đặt trước ghế lái là cách đặt dưới nắp capo, đây cũng là kiểu bố trí động cơ phổ biến nhất hiện nay. Lý do mà hầu hết các xe có cách bố trí này vì chúng sử dụng hệ dẫn động cầu trước (FWD). Và việc đặt động cơ trực tiếp lên bánh xe sẽ tối đa hóa lực kéo trong điều kiện lái xe bình thường.
Kiểu bố trí động cơ phía trước thường xuất hiện trên các dòng xe phổ thông.
Những chiếc xe có kiểu bố trí động cơ đặt ở phía trước là dễ lái nhất. Kiểu bố trí này giúp mang lại trải nghiệm lái nhẹ nhàng. Đặc biệt, với các xe sử dụng hệ dẫn động RWD như Vinfast Lux SA, giúp xử lý tốt khi vào cua do trọng lượng được phân phối đều hơn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
2. Kiểu bố trí động cơ đặt ở phía sau
Động cơ đặt sau được hiểu là đặt ở sau vị trí ghế lái. Kiểu động cơ này phù hợp với các dòng xe thể thao, điểm này khác biệt với các dòng xe phổ thông. Loại động cơ đặt phía sau chia làm 2 loại.
Động cơ ô tô đặt giữa (Mid-Engine)
Động cơ đặt ở giữa là loại động cơ đặt sau ghế lái và trước cầu sau. Điều này sẽ làm chuyển trọng tâm xe về giữa bánh trước và bánh sau, tạo nên sự phân bổ trọng lượng gần như 50/50.
Nhờ khả năng cân bằng vượt trội nên các xe dùng động cơ đặt giữa có thể vào cua dễ dàng trong khi vẫn có một lực kéo hợp lý. Do vậy, loại bố trí này thường thấy ở các xe thể thao. Tuy nhiên, mặt trái của kiểu bố trí này là không gian bên trong bị hạn chế, chỉ thiết lập được 2 vị trí ngồi. Ngoài ra, do trọng lượng phân bố lực đều nên những chiếc xe này khó điều khiển vì cả bánh trước và bánh sau đều chịu một lực như nhau.
Về cơ bản, loại động cơ đặt sau đúng nghĩa sẽ nằm hoàn toàn ở phía sau cầu sau. Việc trọng lượng xe được phân bổ tập trung vào bánh sau, giúp chiếc xe có khả năng tăng tốc nhanh hơn. Nhưng cũng chính vì vậy, những chiếc xe này thường khó lái nhất trong 3 kiểu trên.
Cắt giảm chi phí lắp đặt, các nhà sản xuất tốn ít chi phí lắp đặt cho các bộ phận truyền động.
Giảm khoảng cách từ động cơ xuống đến các cầu, từ đó giảm hao hụt công suất truyền từ động cơ xuống đến cầu.
Khi tăng tốc, toàn bộ trọng lượng của xe sẽ dồn về phía sau, điều này sẽ tối ưu được hiệu quả tăng tốc và tăng khả năng bám đường.
Vấn đề điều khiển động cơ, ly hợp, hộp số…. sẽ phức tạp hơn vì các bộ phận trên nằm xa người lái.
Phân bổ lực chủ yếu về đuôi xe, cộng với động cơ công suất lớn, thường là V6, V8, do vậy chúng thường khó lái hơn các xe có kiểu động cơ khác.
Khó chăm sóc bảo dưỡng.
Làm mát động cơ khó khăn hơn.